Nhật Bản là đất nước vốn dĩ nổi tiếng bởi nền văn hóa phong tục phong phú và đầy màu sắc. Do đó, các bạn cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết về văn hóa giao tiếp của người Nhật để bắt đầu hành trình làm việc, du học Nhật Bản thuận lợi nhất. Trung tâm du học Nguồn Lực Việt sẽ chia sẻ với các bạn vài nét điển hình trong văn hóa giao tiếp người Nhật để các bạn du học sinh khỏi bỡ ngỡ khi chạm chân tới đất nước mặt trời mọc này nhé.
1. Văn hóa cúi chào
Nghi thức cúi chào người Nhật gọi là Ojigi. Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước. Trong thực tế có ba kiểu Ojigi sau:
Kiểu Eshaku: Cúi 15 độ, trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình.
Kiểu Keirei: Cúi 30 độ, trang trọng hơn, khi lần đầu gặp mặt.
Kiểu Saikeirei: Cúi 45 độ, khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình. Thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

Các quy tắc cúi chào của người Nhật Bản
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay. Vì thế, không kiếm các bạn đã có thói quen cúi chào sau khi du học Nhật Bản về.
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng người cúi chào như vậy đã thể hiện khái quát về cái gốc văn hoá của người Nhật Bản : Cúi đầu, nhưng không hạ mình; khiêm nhu, nhưng không hèn yếu. Một thái độ văn hoá tôn nghiêm và lịch sự như thế càng làm tăng thêm sự nể trọng nơi người đối diện.
2. Gật đầu
Khi người Nhật lắng nghe người khác nói, họ có những nụ cười, cái gật đầu và những câu chữ lịch sự mà ta sẽ không thể tìm thấy trong các ngôn ngữ khác.
Họ có ý khuyến khích bạn tiếp tục câu chuyện nhưng điều này thường bị người phương Tây và người châu Âu hiểu nhầm rằng họ đồng ý. Gật đầu là một dấu hiệu rất phổ biến thay cho “Yes”, nhưng đối với người Bulgari, điệu bộ này có nghĩa là “No”, còn đối với người Nhật, nó chỉ thuần túy thể hiện phép lịch sự. Khi du học Nhật Bản, các bạn phải chú ý điều này.
3. Văn hóa xin lỗi, cảm ơn
Ở Nhật, có rất nhiều từ, cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật…
Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là người Nhật thường xuyên sử dụng những lời “cảm ơn", "xin lỗi”. Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật.

Người Nhật liên tục sử dụng những câu "cảm ơn”, “xin lỗi” như một thói quen hàng ngày.
Nhật Bản là một dân tộc hùng mạnh, ở đó mối quan hệ giữa người với người luôn được coi trọng. Người Nhật sống không phải vì mình mà sống cho người khác, sống cho xã hội. Do vậy mà họ luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Họ không tiếc lời nói của mình miễn sao làm hài lòng đối phương.
4. Giao tiếp bằng mắt
Khi giao tiếp người Nhật thường tránh nhìn trực tiếp vào người đối diện, họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa,….hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Họ cho rằng khi nói chuyện mà nhình thẳng vào người đối thoại thì bị xem là người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
5. Sự im lặng
Người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách giao tiếp và họ tin rằng nói ích sẽ tốt hơn nói nhiều. Trong buổi thương thảo, người cao nhất thường nói ít lời và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn mất lòng người khác.
6. Vẫy tay khi gọi ai đó
Khi ai đó gọi bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng lòng bàn tay hướng xuống, sao đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí được coi là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên như đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.
7. Khi đến chơi nhà người khác
Khi đến nhà người khác chơi, khi được mời vào nhà thì phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Đối với những người mới ghé thăm lần đầu tiên không được ở lâu quá nủa giờ, tìm lúc thích hợp xin phép ra về với câu “tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Khi cởi bỏ dép đi trong nhà thì mũi dép phải hướng vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào lần nữa và cảm ơn vì sự tiếp đón.

Nhật Bản luôn phân biệt rõ ràng giày dép đi trong nhà và ở ngoài
Nếu được mời đến nhà ai đó, sẽ là món quà đầy sự cảm mến và kính trọng nếu như gia chủ cho phép bạn sử dụng phòng tắm trước, đặc biệt là truốc bữa tối. Tuy nhiên, khách cũng phải hết sức thận trọng, làm dơ bẩn nguồn nước là điều rất khiếm nhã.
Bài và ảnh: Đông Phương