Khi các bạn du học sinh sang Nhật Bản, các bạn sẽ phải làm quen với rất nhiều điều mới tại đất nước này, việc mua vé và đi tàu điện ngầm cũng là điều khiến các bạn du học sinh bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn. Bài viết sau của Trung tâm du học Nguồn Lực Việt sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm mua vé và đi tàu tại Nhật.
Công ty đường sắt của Nhật được chia thành hai loại: chính phủ (JR) và tư nhân (Shitetsu). JR được phép vận hành tàu điện trên toàn quốc nhưng Shitetsu thì chỉ được phép vận hành trong phạm vi giới hạn.
Các tuyến tàu JR được chia làm hai loại : tuyến thông thường và tuyến tàu cao tốc (tàu nhanh). Ở các nhà ga JR, có nhà ga vận hành cả 2 tuyến, có nhà ga chỉ vận hành tuyến tàu thông thường, có nhà ga chỉ vận hành tuyến tàu nhanh. Các loại xe điện chạy trên tuyến thông thường : Futsu kaisoku, kyuukou, tokkyuu.
1. Các loại tàu điện và các loại vé:
Loại tàu |
Vé dùng để lên tàu |
Hình ảnh |
Tuyến thông thường |
Futsu |
Local |
Vé Futsu |
|
Kaisoku |
Rapid |
Vé Futsu |
|
Kyuukou |
Express |
Vé Futsu+ Vé Kyuukou |
|
Tokkyuu |
LimitedExpress |
Vé Futsu+ Vé Tokkyu |
|
Tuyến tàu nhanh Shinkansen |
Super Express |
Vé Futsu+ Vé Shinkansen |
|
Local (kakueki-teisha or futsu-densha) : tàu dừng ở tất cả các chặng, có loại tàu đi nhanh và đi chậm. Ví dụ:
- Subway (MRT) : ở các thành phố lớn
- Tàu chậm local ở nông thôn: giống đường sắt Việt Nam, cứ chầm chậm chầm chậm. Giá cũng hơi mắc, thường là phải mua gói Pass thì tốt hơn.
- Thời gian chạy lâu do dừng nhiều điểm.
Rapid (kaisoku) : tàu chạy tới các bến chính trong thành phố, hoặc nối giữa thành phố và các vùng ngoại ô. Giá không chênh so với tàu Local là mấy.
Express (kyuko) : tương tự như tàu Rapid, dừng ở 1 số bến chính, nhưng tốc độ sẽ nhanh hơn
Limited Express (tokkyu) : chỉ dừng ở những bến chính (major stations). Tương tự như Express nhưng giá cao hơn, đi các tuyến dài, đa phần là hãng JR điều hành
Super Express (shinkansen) : được điều hành bởi JR (cty tàu lớn nhất Nhật bản).
- Các Trạm có riêng Ga đợi cho tàu Shinkansen
- Chạy nối giữa các thành phố và khu dân cư lớn. Ví dụ từ Tokyo – Kyoto khoảng 2,5 tiếng – 3 tiếng.
- Có 2 loại Shinkansen là : KODAMA (dừng ở tất các cả trạm chính) và HIKARI (dừng ở các thành phố lớn). Do vậy HIKARI nhanh hơn nếu bạn đi chặng dài, còn đi chặng ngắn thì bạn đi KODAMA. Tốc độ gần như nhau, nhưng thời gian đến khác nhau số lượng dừng đỗ.
- Lưu ý: cần check giờ tàu trước khi mua vé, đi sớm để tránh bị nhỡ tàu
- JR không quản lý 2 loại tàu Siêu tốc NOZOMI / MIZUHO (2 cái này đi còn nhanh hơn cả HIKARI, nhưng giá cao hơn nhiều, ít ai chọn). Nếu xài thẻ JR pass thì bạn ko cần quan tâm loại này.
2. Hạng ghế trên tàu:
Có 2 hạng ghế : non-reserved (jiyū-seki) và reserved (shitei-seki)
- Non-reserved (vé tự do) : tất cả các loại tàu Subway, Local train và Express, Limited express chỉ có hạng Non-reserved. Bạn không thể đặt chỗ khi đi các loại tàu này. Trường hợp ghế ngồi tự do thì cũng giống như xe buýt bên Việt Nam, có ghế trống thì được ngồi, còn không thì phải đứng
- Reserved (vé chỉ định0: có ở các loại tàu đường dài như Shinkansen, và một số Limited express.
Khi đi các loại Non-reserved bạn sẽ có thể phải đứng nếu như không còn chỗ ngồi, thậm chí cả đi Shinkansen với 2 – 3 tiếng (nhưng thực tế chỉ khoảng 2 3 chặng là bạn có ghế ngồi rồi). Loại đặt chỗ trước bạn sẽ có thể phải tốn thêm ít tiền nhưng lại đảm bảo ghế được giữ và được chọn vị trí chỗ ngồi.
3. Cách mua vé:
Nếu như các loại vé mà ta cần mua là các loại vé đi cự ly ngắn thì chỉ cần truy cập vào máy bán hàng tự động đặt ở các quầy vé. Còn các loại vé còn lại (Vé đường dài, vé Tokkyu .…) thì cần phải mua ở “Midori no Mado ”- quầy bán vé.
3.1 Mua vé tại quầy bán vé:
Khi mua vé ở “Midori no Mado” thì phải nói rõ mua vé cho tuyến tàu từ ga nào đến ga nào để tránh trường hợp nhầm lẫn.
Nếu như bạn không tự tin vào năng lực nói của mình thì có thể sử dụng phương pháp viết, trước khi đến khu vực “Midori no Mado”, bạn hãy ghi ra giấy tuyến đường bạn muốn đi, loại xe… Rồi đưa cho nhân viên bán vé. Đây là cách làm đơn giản nhất nhưng lại rất hiệu quả đối với những bạn lần đầu tiên sử dụng tàu điện.
.jpg)
Quầy bán vé tàu điện ngầm
Cũng có trường hợp khi bạn vừa nói muốn mua vé, nhân viên phòng bán vé sẽ đưa cho bạn một bảng đăng ký, bạn chỉ cần viết vào đó thông tin của bạn: tuyến tàu, loại vé…, sau đó nhân viên sẽ xử lý rồi bán vé cho bạn.
Trên tàu sẽ có khu vực ghế ngồi không hút thuốc và khu vực hút thuốc riêng biệt, vì thế khi mua vé bạn phải để ý kỹ.
3.2. Mua vé tại máy bán vé tự động
- Xác định khu vực bán vé: Các máy bán vé tự động.
- Tìm máy bán vé tháng: Xác định vị trí máy bán vé và tìm sơ đồ đính kèm tên, địa điểm và giá vé đi đến trên máy.
- Đưa tiền vào máy bán vé tự động, các máy đều chấp nhận xác đồng xu mệnh giá 10 đến 500 Yên và tiền giấy có mệnh giá 1.000 Yên trở lên.
.jpg)
Máy bán vé tự động rất dễ dàng tìm kiếm tại các nhà ga
- Lấy vé: Chèn vé vào khe cửa xoay ra vào và nhớ lấy vé khi đã qua phía bên kia vì có vé đó bạn mới ra khỏi nhà ga được. Nếu đã trả tiền cho vé tới 1 ga nào đó xa hơn trạm xuống của mình hoặc khi phát hiện ra bạn đã đi tới 1 điểm xa hơn so với tuyến vé, thì hãy bình tĩnh và sử dụng “Máy điều chỉnh giá vé” ở gần lối ra, lúc này máy sẽ hiển thị các thông số giá vé, tiền thừa và sau đó ra theo lối cửa ra như bình thường.
Có 2 loại thẻ để di chuyển sử dụng phổ biến tại Nhật Bản là Suica và Pasmo, dùng để đi tàu điện ngầm, tàu hỏa và xe bus tại Nhật mà du học sinh có thể mua từ các máy bán hàng tự động hoặc tại các trạm tàu điện ngầm.
Những điều chú ý khi đi tàu:
- Khi đi trong các ga lớn việc nhìn tuyến, bảng hiệu là điều cần thiết để các bạn không bị lạc. Chỉ cần đi đúng theo mũi tên chỉ hướng trên các bảng hiệu là đảm bảo đến đúng tàu. Ngoài ra, tại các ga lớn việc xuống ở các toa khác nhau sẽ dẫn bạn ra các cửa khác nhau, cho nên để không bị lạc trong ma trận này những người chưa có kinh nghiệm nên để ý toa mình đi, khi đi thì lên đúng toa đó và khi trở về thì các bạn có thể về theo đường cũ.
- Trong trường hợp bạn di nhầm tàu hoặc lỡ đi quá bến, đừng lo lắng! Hãy xuống ngay ga vừa đến và nhìn bảng hiệu hoặc hỏi người khác cách quay lại ga vừa đi. Thông thường đường đi ngược lại là ray phía đối diện. Một số người nói vì tàu chạy vòng tròn nên cứ ngồi trên tàu đến khi nào nó quay lại bến cũ là được nhưng thật ra không phải vậy. Mỗi chuyến tàu đều có bến cuối, khi đến đó tất cả mọi người đều phải xuống và đợi tàu tiếp theo rồi mới đi tiếp. Việc tiếp tục ngồi chờ để về bến cũ trên 1 tàu là không thể và tốn khá nhiều thời gian.
- Khi đợi tàu, mọi người thường xếp theo 2-3 hàng dọc. Trong trường hợp nếu xếp hàng ngang thì sẽ có vạch sơn báo hiệu. Khi tàu dừng chúng ta không lên ngay mà phải dàn sang 2 bên cửa để người ở trong xuống hết rồi bắt đầu lần lượt lên, không chen lấn.
- Khi đi tàu ở Nhật chúng ta hạn chế nói chuyện và mở âm lượng điện thoại, khuyến khích để chế độ rung, mục đích là để không làm phiền người khác. Trên các toa luôn có ghế ưu tiên, bình thường nếu không có các đối tượng này thì chúng ta có thể ngồi nhưng cũng nên hạn chế. Đặc biệt tại một số loại tàu ở khu vực ưu tiên phải tắt điện thoại không được sử dụng vì các ghế đó ưu tiên cho người có bệnh tim, sử dụng điện thoại sẽ gây ảnh hưởng đến thiết bị y tế họ đang sử dụng.