Chuẩn bị một bộ hồ sơ du học Nhật Bản là điều đơn giản, tuy nhiên cũng không ít các bạn du học sinh gặp phải khó khăn khi thiếu một vài giấy tờ hoặc giấy tờ không đúng quy định.Để phục vụ cho quá tình chuẩn bị hồ sơ nhập học cho du học sinh Nhật Bản, Trung tâm du học Nguồn lực Việt sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ những giấy tờ thủ tục cần chuẩn bị và quy trình hoàn thiện một bộ hồ sơ du học Nhật Bản.
I. CÁC GIẤY TỜ CÁ NHÂN CẦN CHUẨN BỊ
Lưu ý:
- Giấy tờ photo đều phải photo trên giấy A4 và trên 1 mặt giấy
- Tất cả các bản công chứng phải mới làm trong vòng 3 tháng trở lại đây.
- Các thông tin: họ tên (kể cả tên đệm), ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, số CMT, ngày cấp nơi cấp CMT…của tất cả các thành viên gia đình trong các giấy tờ liên quan dưới đây phải thống nhất nhau.
1. Học bạ cấp 3 (học sinh tốt nghiệp cấp 3)
Bảng điểm (sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)
Số lượng: 3
Ghi chú: 3 Bản photo công chứng + Bản gốc
Chú ý:
+ Nếu học liên thông thì phải nộp cả Bằng và Bảng điểm của các cấp dưới (3 Bản photo công chứng + Bản gốc)
+ Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả Bằng TN + Học bạ cấp 3 (3 Bản photo công chứng + Bản gốc)

Học bạ cấp 3 và bằng tốt nghiệp THPT
2. Bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (học sinh tốt nghiệp cấp 3)
Giấy xác nhận sinh viên (sinh viên đang học) hoặc Bằng tốt nghiệp (SV đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)
Số lượng: 3
Ghi chú: 3 Bản photo công chứng + Bản gốc
Chú ý:
+ Nếu học liên thông thì phải nộp cả Bằng và Bảng điểm của các cấp dưới (3 Bản photo công chứng + Bản gốc)
+ Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả Bằng TN + Học bạ cấp 3 (3 Bản photo công chứng + Bản gốc)
3. Giấy khai sinh
Số lượng: 2
Ghi chú: Bản photo công chứng: phải có số hiệu, số quyển ở góc phải trên cùng
4. CMND của du học sinh
Số lượng: 2
Ghi chú: Bản photo công chứng: phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp CMT không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại CMT mới bổ sung ngay.
5. CMND của người bảo lãnh: ưu tiên bố hoặc mẹ
(các trường hợp khác: anh chị em ruột của học sinh hoặc anh chị em ruột của bố mẹ)
Số lượng: 2
Ghi chú: Bản photo công chứng: phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp CMT không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại CMT mới bổ sung ngay.
6. Hộ khẩu có thông tin học sinh
Nếu người bảo lãnh không chung hộ khẩu với học sinh, phải nộp cả Hộ khẩu người bảo lãnh.
Số lượng: 2
Ghi chú: Bản photo công chứng

Sổ hộ khẩu và CMT của học sinh
7. Giấy tờ người bảo lãnh:
+ Đối với hộ kinh doanh riêng: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất
+ Đối với CNVC: Giấy xác nhận bảng lương (bổ sung: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất của công ty, cơ quan đang làm việc)
+ Đối với hộ làm nông nghiệp:Sổ đỏ nhà đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất
Số lượng: Mỗi loại 3 bản
Ghi chú: Bản công chứng
Chú ý: giấy xác nhận bảng lương của công ty phải có thông tin đầy đủ: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế
8. Ảnh 3x4 (10 chiếc) và 4,5 x 4,5 (2 chiếc), 4x6 (2 chiếc)
Số lượng: Tổng 14 chiếc
Ghi chú: Nền trắng, áo trắng mới chụp trong vòng 3 tháng.
9. Hộ chiếu
Số lượng: 1
Ghi chú: Bản gốc (có thể nộp bổ sung sau, nhưng phải sớm hơn ít nhất 2 tháng trước thời điểm dự định xuất cảnh)

Hộ chiếu
GIẤY TỜ KHÁC (NẾU CÓ)
1. Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT, NAT-TEST, TOPJ, JTEST,…cấp độ N1~5)
Số lượng: 2
Ghi chú: Bản gốc Bằng + bảng điểm chi tiết đi kèm.

Chứng chỉ tiếng Nhật N4
2. Nếu là Tu Nghiệp Sinh về nước:
+ Chứng chỉ hoàn thành Tu Nghiệp Sinh
+ Hợp đồng Tu nghiệp
Số lượng: Mỗi loại 1 bản
Ghi chú: Bản gốc + 3 công chứng
- Lưu ý: Ngoài ra, nộp thêm mỗi loại 2 bản photo không cần công chứng. Tuyệt đối không được nộp hồ sơ giả.
II. TUẦN TỰ CÁC BƯỚC HOÀN THIỆN HỒ SƠ VÀ THỤ LÝ HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN
Bước 1: Nộp các giấy tờ từ mục 1 – 11 cho Trung tâm du học Nguồn Lực Việt (nếu học sinh chưa có giấy tờ thuộc mục 09, yêu cầu liên lạc với Công ty để được trợ giúp). Đồng thời nộp tiền làm hồ sơ là 500$.
Bước 2: Trung tâm du học Nguồn Lực Việt liên lạc với các trường bên Nhật và hẹn ngày phỏng vấn học sinh. Học sinh sẽ phải trải qua buổi phỏng vấn của trường (có thể bao gồm thi viết tiếng Nhật và trả lời câu hỏi.).
Bước 3: Học sinh nhập học tiếng Nhật tại công ty. Học phí: 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Thời gian học khoảng 5~6 tháng cho đến ngày xuất cảnh. (Nếu ở KTX thì phí là 600.000VND/tháng bao gồm nhà ở, điện nước, phí quản lý ktx, vệ sinh,...). Chú ý: đóng học phí và KTX trọn gói 6 tháng ngay khi nhập học.
Có một số trường yêu cầu học sinh nộp phí xét hồ sơ (số tiền này sẽ được hoàn trả lại khi bạn không đạt Giấy chứng nhận tư cách lưu trú).

Du học sinh nên học tiếng Nhật tại Việt Nam trước 6 tháng đến 1 năm
Bước 4: Trường bên Nhật nộp hồ sơ của học sinh lên Sở lưu trú Nhật Bản xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Trường sẽ gửi văn bản thông báo đang thụ lý hồ sơ tại Sở lưu trú.
Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”.
Bước 6: Trường Nhật gửi bản photo “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và “Giấy yêu cầu nộp học phí”. Học sinh tiến hành chuyển tiền nộp học phí sang trường (học sinh có thể ủy quyền cho công ty nộp hộ).
Bước 7: Trường Nhật gửi về “Giấy báo nhập học” , “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản gốc”, “Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản”.

Giấy báo nhập học
Bước 8: Trung tâm du học Nguồn Lực Việt nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại Lãnh sứ quán Nhật Bản tại Tp. HCM hoặc Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.
Bước 9: Học sinh đợi lấy Visa (khoảng 3-5 ngày làm việc). Thanh toán nốt 500$ phí cho Trung tâm du học Nguồn Lực Việt rồi nhận Visa.
Bước 10: Học sinh liên lạc với Công ty và nhà trường quyết định ngày dự định đến Nhật Bản.

Trung tâm du học Nguồn Lực Việt tiễn các bạn du học sinh tại sân bay
Bước 11: Học sinh đến Nhật Bản – Làm thủ tục nhập học.
Bước 12: Học sinh nhập học. Sau 2 tuần nhập học, nếu học sinh có nhu cầu muốn đi làm thêm học sinh có thể xin giấy chứng nhận sinh hoạt ngoại khóa của trường cấp để đi làm thêm.
Bài và ảnh: Đông Phương