15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN
Hotline Tư Vấn Miễn Phí - 083.888.6699/024.3838.9696

15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN

 

1. Lần đầu đặt chân đến Nhật, bạn cần?

Khi đã đến nơi an toàn bạn cần báo ngay về cho gia đình mình. Không đơn thuần như gọi trong nước. Khi muốn gọi về Việt Nam bạn cần kèm theo mã vùng. Do đó,với số máy di động bạn cần bấm 0084+số điện thoại của người đó. Trong đó 0084 là mã vùng, thay thế số 0 đầu tiên của mỗi số điện thoại bạn gọi tại việt Nam. Còn gọi về máy cố định, bạn thực hiện 0084 + mã vùng + số điện thoại.

 

Điện Thoại bên Nhật Bản

 

2. Những lưu ý trước khi đến Nhật

Khi bạn bước sang đất nước xa lạ đó không phải cái gì bạn cũng biết rõ. Từ việc mua đồ ăn, đồ dùng cá nhân cũng khiến bạn hoang mang. Do đó, với những vật dụng quan trọng như thuốc men, đồ dùng cá nhân là những thứ bạn không được phép bỏ quên. Ngoài ra một khoản tiền vừa đủ cho việc chi tiêu trong thời gian đầu bạn cũng nên chuẩn bị nhé.

Du học sinh không thể sang Nhật với một đầu óc trống rỗng không hiểu biết điều gì về đất nước của họ. Do đó, nắm chắc ngôn ngữ và những thông tin cần thiết về Nhật Bản là điều bạn nên làm ngay từ khi có ý định trở thành một du học sinh của đất nước này. Những du học sinh cần trang bị đầy đủ giấy tờ tuỳ thân, vì sẽ có những lần kiểm tra giấy tờ đột xuất khi bạn đang đi trên đường.

 

Cẩm nang du học Nhật Bản

 

3. Đi lại thế nào khi du học Nhật Bản?

Nhật Bản là một trong các số ít các quốc gia ở châu Á duy trì quy tắc giao thông bên trái . Do đó khi đi lại ở Nhật , bạn luôn phải đi bên trái đường . Vì vậy , ngay cả khi đi ở thang cuốn ở Nhật , du học sinh lưu ý nên đứng bên phải để dành một phần còn lại phía bên trái cho những người vội vã hoặc có việc gấp

 

Giao thông bên trái

 

4.  Không bao giờ được trễ giờ

Nền tảng văn hóa của nước Nhật là sự đúng giờ. Nếu điều gì đó được lên kế hoạch bắt đầu lúc 8 giờ, bạn phải có mặt từ 7 giờ 45. Bạn sẽ nhận thấy, nhất là ở những nhà ga công cộng tại Nhật Bản, mọi người luôn luôn đi với tốc độ rất nhanh đến điểm tiếp theo cần đến của họ. Đến trễ, đến muộn là một hành vi khó mà chấp nhận được tại đất nước này. Nguyên tắc chung là hãy luôn đến sớm và cách giúp bạn thực hiện điều đó là đặt báo thức hàng ngày.

 

Không trễ giờ

 

5. Cách cư xử - lịch thiệp - cách cư xử

Người Nhật thường được thấy trong dáng vẻ nhẹ nhàng và lịch sự. Trẻ em được dạy về sự tôn trọng khi còn rất nhỏ và được giáo dục cao. 

Bạn thường thấy mọi người sẽ cúi đầu khi gặp nhau, thời gian và độ sâu sẽ tương ứng với vị trí của bạn. Đối với bạn bè, đó có thể là cái cúi đầu 30 độ nhanh, đối với ông bà hoặc hiệu trưởng đó sẽ là cái cúi đầu chậm rãi 70 độ. 

Trong tiếng Nhật, người Nhật thêm hậu tố vào tên như sana hay san để cho thấy sự tôn trọng, đối với trẻ em gái sẽ là chan và trẻ em trai sẽ là kun.

Thu hút sự chú ý của mọi người vào bạn tại nơi công cộng là một chữ KHÔNG to lớn: không ra oai trước công chúng, không ăn khi đang đi trên đường và không nghe điện thoại trên xe bus hoặc tàu điện. 

Làm quen với việc nói xin lỗi và xin cảm ơn. Những lời nói này sẽ khiến bạn thể hiện được sự tôn trọng của mình với người khác và ngược lại, điều này sẽ đưa bạn đi sâu xa hơn vào đất nước Mặt trời mọc. 

 

Cách cư xử lịch thiệp

 

6. Pháp Luật Nhật Bản

Nhật Bản là Nhà nước Pháp quyền, trong đó mọi người đều tuân thủ tuyệt đối pháp luật. Các cơ quan hành chính của Nhật không hề có nhũng nhiễu, hạch sách. Tất cả đều làm việc chuyên cần, mẫn cán và lịch sự. Đó là đức tính trọng danh dự và trách nhiệm của người Nhật.

 

Pháp luật Nhật Bản

 

7. Nhật Bản nước có thể uống ngay từ vòi nước

Ở Nhật không có gì là kig lạ khi bạn uông sôi  chưa qua đun sôi . Cùng một nguồn nước bạn có thể dùng nấu ăn , giặt giũ , tắm rửa , dội bồn cầu và ăn uống . Tuy nhiên không thể đảm bảo rằng nước có vị ngon ( vì khẩu vị mỗi người khác nhau ) , nhưng nước máy ở Nhật được đảm bảo là an toàn cho sức khỏe

 

Nguồn nươc ở Nhật Bản luôn đảm bảo an toàn

 

8. Luôn đi vào vạch kẻ đường khi sang đường

Tuyệt đối tuân thủ luật giao thông khi đến Nhật, nếu vi phạm họ sẽ lớn giọng chê bai khi nhìn thấy một người đi ẩu, sang đường không đúng nơi quy định  

 

Văn hóa đi đúng đường

 

9. Không xả rác

Ở Việt Nam cũng như một số quốc gia khác bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những mẩu tàn thuốc hay túi bóng trên đường thì Nhật Bản lại không hề có. Những ánh mắt kinh ngạc không hướng tới những người có phong cách thời trang kỳ dị mà để nhìn chằm chằm vào người nhả bã kẹo trên phố. Bênh cạnh đó, ở Nhật người ta cũng chia rác thành các loại "cháy được và không cháy". Vì vậy hãy phân loại rác trước khi cho vào thùng để giúp việc tiêu hủy, xử lý rác được dễ dàng hơn.

 

Phân loại rác và vứt đúng nơi quy định

 

10. Văn hóa xếp hàng

Học cách xếp hàng của người Nhật sẽ giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm hơn từ những người dân bản địa, bởi sống tại đây bạn sẽ thấy rằng từ các thang cuốn đến xà lan, cửa hàng mọi người đều xếp hàng một cách rất trật tự. Thậm chí ga xe lửa hay tàu điện ngầm là nơi luôn đông đúc và đặc biệt trong giờ cao điểm buổi sáng nhưng người dân Nhật vẫn giữ cách cư xử đúng mực.

 

Văn hóa xếp hàng

 

 

11. Trạm cảnh sát túc trực 24/7 trong mọi khu phố gọi là KOBAN là nơi bất kỳ khách du lịch nào cũng có thể tìm đến để nhờ trợ giúp

 

Cảnh sát Nhật Bản 

 

Hơn 100 năm trước ở Tokyo, và sau đó là trên khắp nước Nhật, một hệ thống đồn cảnh sát được tạo ra mang tên KOBAN.

Ngoài việc ngăn chặn tội phạm, cảnh sát tại các đồn địa phương thế này cũng giúp mọi người tìm đường và đưa người say rượu về nhà. Đây cũng là nơi nhận và trả đồ bị thất lạc vì thói quen của người Nhật không thích lấy bất cứ thứ gì không thuộc về họ. Vì vậy mỗi khi nhặt được đồ hoặc muốn tìm lại đồ bị mất, hãy đến KOBAN để được giúp đỡ.

12.  Nguyên tắc “không rắc rối”

 

Nguyên tắc không rắc rối

 

Tại Nhật Bản, có một quy tắc tồn tại rất lâu đời, đó là hạn chế làm phiền và đảm bảo sự riêng tư của người khác tại nơi công cộng. Điều này được thể hiện rất rõ trong các bộ quy tắc ứng xử của người Nhật. Ví dụ: người Nhật không nói chuyện điện thoại quá to ở nơi công cộng, không nằm quá lâu trên ghế dài trong các khu trung tâm thương mại… Vì vậy, khi đến đất nước mặt trời mọc, bạn không nên chỉ nghĩ về bản thân mà nên nghĩ cho người xung quanh.

13. Luôn cởi giày ra khi vào nhà

 

Cởi giày khi vào nhà

 

Những ngôi nhà ở Nhật luôn có một tủ đựng giày dép ngay cửa ra vào, ở đó để sẵn những đôi dép lê sạch, kể cả dép cho khách. 

Hãy nhớ đừng bao giờ mang giày vào nhà riêng, ngay cả những nhà hàng truyền thống cũng cấm kỵ điều này. Khi ra ngoài, bạn nhớ mang giày và tất sạch sẽ nhé, điều đó rất được đánh giá cao đấy.

14.  Không cần trả tiền “boa” khi sử dụng dịch vụ

 

Không BOA tiền

 

Ở một số quốc gia quy tắc để lại tiền tip là một cách cảm ơn sự chu đáo của nhân viên phục vụ

Tuy nhiên ở đất nước của sushi , bạn không cần làm điều này bởi vì họ quan niệm rằng phục vụ tốt khách hàng là trách nhiệm họ phải làm . Bản chỉ cần khen bằng lời thôi là họ vui rồi

15. Tránh dùng số 4

 

Tránh số 4

 

Giống như người phương Tây kỵ số 13, thói quen sinh hoạt của người dân ở quê hương của Doremon cũng kiêng cử số 4. Vì số 4 trong tiếng Nhật phát âm là “shi” gần với chữ “tử”. Họ cũng tránh dùng cả số 9 nữa. Vậy nên khi tặng quà cho họ nhớ đừng mua cái gì có dính đến hai số này nha.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:  CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC NGUỒN LỰC VIỆT (VR-LINK)

Địa chỉ: Nhà D1, Khu đô thị Bộ Giáo Dục ngõ 100 Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội  

Hotline: Mr. Huy   (+84) 934.296.262

 Mr. John  (+84) 392.519.522

 Ms. Đông (+84) 969.055.988

Tel : (+84) 24.3838.9696

Email: info@ketnoinguonlucviet.com

Website : http://vrlink.edu.vn       

Facebook : facebook.com/ketnoinguonlucviet/

 

Giải đáp thắc mắc về du học nhật bản miễn phí
Hỗ trợ trực tuyến
Du học Nhật Bản
Hỗ trợ trực tuyến
Du học Đức
Hỗ trợ trực tuyến
Du học Hàn Quốc
Đăng ký nhận thông tin du học Nhật Bản
Nhận thông tin du học nhật bản

Thông tin du học Nhật Bản sẽ được gửi qua email . Chú ý điền địa chỉ Email chính xác

Kết nối với chúng tôi